💰 0963 514 966
🗝 Mã sản phẩm: Bộ Tứ Bồ Tát
Thông số kỹ thuật: Cao 16cm
🏭 Xuất sứ: ĐỒ ĐỒNG THÀNH PHÁT
️🛒 Tình trạng: còn hàng
Quét mã QR để đọc trên điện thoại
Phone
Hãy để lại SĐT, Tư vấn viên của chúng tôi sẽ gọi ngay cho bạn miễn phí!
Xem nhanh nội dung

Bộ Tượng Phật Bồ Tát Bằng Đồng Vàng cao 16cm - Đồ Đồng Thành Phát

Bồ tát văn thù phổ hiền

Thông tin chi tiết về sản phẩm Bộ Tứ Bồ Tát bằng đồng:
- Tên sản phẩm: Bộ Tứ Bồ Tát gồm 4 pho " Quán Thế Âm Bồ Tát + Địa Tạng Vương Bồ Tát + Phổ Hiền Bồ Tát + Văn Thù Bồ Tát ".
- Chất liệu: Tượng được đúc bằng đồng vàng thau chuẩn chọn lọc cao cấp, nhập khẩu từ Hàn Quốc.
- Kích thước: Cao 16cm.
- Mầu sắc: màu tự nhiên của vàng đồng thau. Bề mặt Bộ Tượng Tứ Bồ Tát được nghệ nhân Thành Phát chà bóng tỉ mỉ, phủ Pu chống oxi hóa, giúp đồng bền với thời gian.

- Cơ sở sản xuất: Đúc tượng đồng tại cơ sở đúc đồng Thành Phát.

Dưới đây là hình ảnh chi tiết về sản phẩm Bộ Tượng Tứ Bồ Tát đồng vàng:

Bồ tát văn thù phổ hiền

Hình ảnh chính diện 4 pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát + Địa Tạng Vương Bồ Tát + Phổ Hiền Bồ Tát + Văn Thù Bồ Tát ". 
tượng quán thế âm bồ tát bằng đồng

Góc chụp bên phải Tượng Phật Bằng Đồng Bộ Tượng Tứ Bồ Tát cao 16cm. Đây là bộ tượng Bồ Tát cỡ nhỏ, phù hợp với thờ tại gia của các phật tử.

Tại Đồ Đồng Thành Phát còn có những kích cỡ tượng phật nhỏ khác để thờ tại gia như cao 13cm, cao 23cm, cao 29cm.

tượng phật bằng đồng
Góc chụp từ phía bên trái Bộ Tượng Tứ Bồ Tát bằng đồng.

Chúng tôi- Đồ Đồng Thành Phát nhận đúc tượng phật bằng đồng, nếu khách hàng có như cầu đúc

Bộ Tượng Tứ Bồ Tát gồm 4 pho " Quán Thế Âm Bồ Tát + Địa Tạng Vương Bồ Tát + Phổ Hiền Bồ Tát + Văn Thù Bồ Tát "

thì hãy liên hệ với chúng tôi để có được dịch vụ hỗ trợ - tư vấn tốt nhất 0963.514.966.
văn thù sư lợi bồ tát bằng đồng
Tượng Đồng Mỹ Nghệ Bộ Tượng Bồ Tát đẹp tại Hà Nội.

văn thù sư lợi bồ tát bằng đồng
Bộ Tượng Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương Bồ Tát cao 16cm.
tượng văn thù phổ hiền bồ tát
Bộ Tượng Bồ Tát Phổ Hiền Và Văn Thù Sư Lợi cao 16cm.

tượng bồ tát bằng đồng

Ý nghĩa hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm:
• Danh hiệu: Quán Thế Âm, nghĩa là quán sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ.
• Tiền thân: Thuở đức Phật Bảo Tạng, Ngài là thái tử con vua Vô Tránh Niệm. Ngài theo vua cha đến nghe Phật thuyết pháp và thỉnh Phật cùng Tăng chúng về cung cúng dường. Do công đức ấy, được Phật thọ ký sau này làm Bồ- tát hiệu là Quán Thế Âm, phụ tá đức Phật A Di Đà giáo hóa chúng sanh và sau nữa sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương (kinh Bi Hoa quyển ba, phẩm Chư Bồ-tát bổn thọ ký).
Tại sao Bồ-tát Quán Thế Âm lại là người nữ? Bồ-tát Quán Thế Âm hiện thân của đức Từ Bi. Muốn nói lên tình thương chân thành tha thiết nhất trong con người, không tình thương nào qua tình mẹ thương con. Mẹ đối với con là tình thương chân thành thâm thúy bao la, khó lấy cái gì có thể hình dung được. Cho nên, đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sanh. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì, một khi nghe tiếng con kêu khóc, mẹ buông bỏ tất cả vội vàng chạy lại vỗ về con. Đức Quán Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa ở đâu, một khi nghe tiếng kêu thương của chúng sanh, Ngài liền hiện thân đến an ủi. Vì thế, gọi Ngài là Bồ-tát Quán Thế Âm. Người mẹ hiền của tất cả chúng sanh, người mẹ lúc nào cũng lắng nghe tiếng nấc nở từ cõi lòng của đàn con dại đang đắm chìm trong bể khổ mênh mông, để đến xoa dịu, cứu thoát khiến mọi khổ não đều được tiêu tan.
Hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm: Tay ngài cầm cành dương liễu là tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Tay trái cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ là tượng trưng cho tâm từ bi. Chỉ có cành dương liễu mới có khả năng mang nước cam lồ rưới mát chúng sanh. Dương liễu là loại cây vừa dẻo vừa mềm, gặp gió mạnh thì uốn mình theo chiều gió, gió dừng là trở về vị trí cũ. Nước cam lồ là thứ nước rất trong, mát và thơm ngọt, do hứng ngoài sương mà được. Chữ cam là ngọt. Chữ lồ đọc trại chữ lộ, tức là sương hay móc. Nước cam lồ tượng trưng cho lòng từ bi của Bồ-tát.

tượng bồ tát bằng đồng

Tìm hiểu về Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát:

Văn Thù Sư Lợi dịch âm là Mạn thù thất lỵ, thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, cũng có lúc được gọi là Diệu Âm. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy.

Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi trên lưng sư tử. Ở đây, hình ảnh sư tử là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì sư tử vốn là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy hình ảnh sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.

tượng đồng

Tìm hiểu về Phổ Hiền Bồ Tát:
Phổ Hiền Bồ tát dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la hoặc Tam mạn đà bạt đà. Phổ là biến khắp. Hiền là Đẳng giác Bồ tát. Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.
Phổ Hiền Bồ tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác.
Bồ tát ngồi trên voi trắng sáu ngà. Voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ.
Tùy khí của Ngài chính là viên bảo châu mà Ngài thường cầm nơi tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đóa hoa là viên bảo châu. Phổ Hiền Bồ tát thường xuất hiện trong bộ ba cùng với Phật Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi gọi là Thích Ca Tam Tôn. Ngài đứng bên phải, còn Văn Thù đứng bên trái.

tượng đồng quán thế âm bồ tát

Trong Phật Giáo,  Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát là một những vị Bồ Tát được biết đến với sự tích Mục Liên Thanh Đề và ngày rằm Trung Ngươn tháng 7 lễ Vu Lan báo hiếu. Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát hiện thân ở muôn ngàn số kiếp và hằng hà sa số thế giới để tận độ tất cả chúng sanh điều được giải thoát. Trải qua bao nhiêu số kiếp, không biết bao nhiêu chúng sanh chứng quả thành Phật , riêng chỉ có Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, vì lòng đại từ đại bi tha thiết vô tận cứu độ chúng sanh, vẫn chưa thành Phật.  Do lời đại nguyện ấy, Đức Chí Tôn phong Ngài làm U Minh Giáo Chủ, độ rỗi các linh hồn tội lỗi bị đọa ở U Minh Địa Giới.

Hình Tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương:
Tượng Ngài đúng là người xuất gia, đầu tròn, mặc áo ca sa, tay mặt cầm tích trượng có mười hai khoen, tay trái nắm hạt minh châu. Các vị Bồ-tát khác phần nhiều hiện thân cư sĩ, đặc biệt Bồ-tát Địa Tạng hiện thân vị Tỳ-kheo. Bởi vì bản nguyện của Ngài là cứu thoát chúng sanh ra khỏi địa ngục (cũng có nghĩa ngục tam giới), nên hình ảnh của Ngài là con người giải thoát (xuất gia). Mình có giải thoát mới mong độ thoát chúng sanh được. Qua hình ảnh giải thoát của Ngài, khiến chúng sanh hâm mộ cầu mong Ngài độ thoát.
Trên đầu tích trượng có mười hai khoen tượng trưng mười hai nhân duyên. Muốn được giải thoát trước phải ngộ lý mười hai nhân duyên. Đức Địa Tạng tay mặt cầm tích trượng có mười hai khoen để nói lên ý nghĩa: Ngài luôn luôn dùng pháp thập nhị nhân duyên cảnh tỉnh chúng sanh. Nhờ sự cảnh tỉnh ấy, chúng sanh nhận chân được chân lý, giải thoát vòng sanh tử mê lầm. Tuy nhiên, muốn thấu rõ lý nhân duyên phải nhờ ánh sáng trí tuệ. Chúng sanh trầm luân mãi mãi bởi vô minh che đậy, không trông thấy pháp duyên sanh như huyễn, chấp thật ngã, thật pháp nên cứ lẩn quẩn trong vòng luân hồi. Muốn phá được vô minh phải phát huy trí tuệ. Trí tuệ tăng trưởng thì vô minh sẽ lùi xa. Biểu thị trí tuệ là viên minh châu trong lòng bàn tay đức Địa Tạng. Viên minh châu ấy soi sáng tất cả chốn u minh làm cho mọi chúng sanh bị giam cầm trong ngục tối trông thấy ánh sáng đều được thoát khỏi ngục hình. Cũng vậy, chúng sanh bị giam cầm trong ngục vô minh, một phen phát sanh ánh sáng trí tuệ, ngục thất vô minh liền tan vỡ, mọi người đều được thong dong tự tại.

Đã có không ít người thắc mắc vì sao 4 vị Bồ Tát lại cưỡi thú? Đồ Đồng Thành Phát xin giải đáp như sau: Con thú trong Phật giáo là tượng trưng cho vô minh . Bồ tát không diệt hết vô minh vì khi diệt hết vô mình thì không thể có mặt trong cuộc đời mà phải Niết bàn, nhưng Bồ tát cũng không bị vô minh chi phối hoàn toàn như phàm phu , nên cưỡi trên thú nghĩa là bồ tát cưỡi trên vô minh, mượn vô minh làm phương tiện để mình có mặt trong cuộc đời gần gũi chúng sinh để giáo hóa chúng sinh thôi , Vì vậy đại thừa biểu trưng hóa bồ tát cởi trên thú là ý nghĩa vậy .

Danh Mục Tham Khảo.

Tượng Đồng Phong thủy, Tượng Phật Bằng Đồng Để Ô TôTượng Danh nhân bằng đồngTượng Phật Mạ Vàngđồ đồng.

Xem video mẫu tượng phật bằng đồng thờ cúng tại gia

- Bài viết tiếp theo Tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát

Hệ thống cửa hàng

Đồ Đồng Thành Phát

🏠 Trụ sở tại Hà Nội:

☑️ 311 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

☑️ 105 Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy, Hà Nội

🏠 Trụ sở tại Đà Nẵng: 

☑️ 129 Nguyễn Tri Phương, Thanh Khê, Đà Nẵng

🏠 Trụ sở tại TP Hồ Chí Minh: 

☑️ Số 139 Kinh Dương Vương, P12, Q 6, TP. Hồ Chí Minh

🏭  Xưởng đúc: Lộng Thượng, Văn Lâm, Hưng Yên

🏭  Xưởng đúc: Ý Yên, Nam Định

🏭  Xưởng đúc: Đại Bái, Bắc Ninh

📞 0963.514.966 - 0963.129.283

Cam kết

  • Chuyên hàng cao cấp, chất lượng
  • Nói không với hàng chợ, hàng kém chất lượng
  • Đúc hoàn toàn thủ công bằng đồng cao cấp
  • Chất lượng hàng đầu, Không han gỉ, bong tróc, oxi hóa