Đúc Tượng Đồng Dát Vàng 9999 Tượng Đức Ông Cai Quản Cho Chùa, Tam Bảo
Đúc tượng đồng dát vàng " Tượng Đức Chúa Ông " cai quản trong chùa với diện tượng cực đẹp cao 81 cm
tượng Đức Chúa ông ngồi bệ song thất hai bên là tiện đầu rồng với tư thế ngài ngồi rất uy nghi, tôn nghiêm
tượng đồng Đức Chúa Ông được doanh nghiệp đúc tượng đồng thành phát hoàn thiện tháng 8/2018
cho thấy tại thường tín hà tây, tượng Đức Chúa Ông được một con nhanh đệ tử của thầy dâng vào điện.
Hình ảnh tượng đồng dát vàng 9999, được doanh nghiệp Đúc Đồng Thành Phát hoàn thiện cực đẹp
- Hình ảnh phía sau của ngài với bục ngài ngồi có 6 thanh tiện có hoa văn rồng nổi cực đẹp tinh sảo.
Quý khách quan sát hình ảnh bên hông trái, phải vai trái cả hai bên khi đúc tượng đồng hoàn thiện dát vàng cao 81 cm
- Tượng Đức Chúa Ông đúc bằng đồng đỏ nguyên chất khi hoàn thiện dát vàng 9999 cực dừ kỹ và tinh sảo
Sơ lược qua về quy trình đức tượng đồng gồm các công đoạn:
- Tạc tượng bằng khuân đất xét dựa trên hình ảnh và ý tưởng khách lựa chọn cung cấp
- Tượng đất hoàn thiện tạc quý khách duyệt ok lúc đó cho di làm khuân đúc đồng
- Quy trình tiếp theo là làm nguội trên phôi chưa hoàn thiện tượng đồng song công đoạn làm nguội
- Nếu quý khách có nhu cầu dát vàng như tượng đồng Đức Ông thì như hình ảnh bên dưới hoàn thiện
Hình ảnh tượng đồng đúc ông ngồi ngai được dát vàng 9999 cao 81 cm nặng 70 kg đồng đỏ nguyên chất
Đức Chúa Ông (Đức Ông) trong Phật giáo là ai?
Đức Chúa Ông hay Đức Ông là một trong những Thần có vị trí quan trọng trong Phật giáo.
Khi vào lễ chùa, Phật tử trước hết phải vào lễ ban Đức Ông rồi mới tới đại điện lễ Phật. Vậy Đức Chúa Ông là ai?
1. Nguồn gốc Đức Chúa Ông
Chắc chắn Đức Chúa Ông hay Đức Ông là danh xưng quen thuộc với bất cứ ai đã từng đi lễ chùa.
Có một ban riêng thờ Ngài, tượng Ngài cũng có ở tất cả các ngôi chùa Phật giáo truyền thống.
Theo kinh sách nhà Phật ghi chép lại, Đức Chúa Ông tên thật là Anathapindika – một doanh nhân,
trưởng giả giàu có ở Ấn Độ cổ đại. Anathapindika – Cấp Cô Độc, cái tên mang ý nghĩa chu cấp cho những người cô độc,
nghèo khổ. Ngài là một tín đồ giàu có, mộ đạo đã bỏ ra một lượng tài sản vô cùng lớn để dát vàng kín mặt vườn của Thái Tử Kỳ Đà
nước Vệ Xá, mua lại khu vườn xinh đẹp, cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn tới thuyết pháp.
Ngài được xem là thí chủ lớn nhất, rộng rãi nhất từ trước cho đến nay.
Không chỉ vậy, Cấp Cô Độc còn nổi tiếng là một người có tấm lòng quảng đại, thường xuyên làm nhiều việc tốt,
giúp đỡ người nghèo khổ, nhất là cô nhi quả phụ, tích vô số phúc đức.
Ngài còn bảo trợ tăng ni, hết lòng với Phật giáo, là tín đồ có lòng trung thành hướng Phật.
Do làm nhiều việc thiện và ủng hộ Phật pháp nên dù không phải là Phật nhưng Cấp Cô Độc vẫn được thờ tại các ngôi chùa,
tôn làm Long Thần hộ pháp, là vị thần trông coi và bảo vệ chùa. Lâu dần, người ta quên đi nguồn gốc thực của Đức Ông,
chỉ còn nhớ tới việc Ngài là vị Thần canh giữ chùa.
Đức Ông là một vị thần chủ nên có ban thờ riêng, hai bên văn võ hầu cận.
Theo trình tự lễ chùa, trước tiên phải vào dâng lễ ban Đức Ông, báo cáo, xin phép rồi mới tới lễ ban Phật.
Đức Chúa Ông không chỉ là thần hộ chùa mà còn là thần bảo hộ trẻ em vì lúc sinh thời thường xuyên cung cấp,
cưu mang mẹ góa con côi. Trong dân gian, với những đứa trẻ khó nuôi,
hay quấy khóc hoặc ốm yếu thì cha mẹ sẽ bán khoán con lên chùa vào cửa Đức Ông
2. Truyền thuyết về Đức Ông và Đức Phật
Phật giáo theo tư tưởng vô ngã vô thường, coi nhẹ cuộc sống vật chất và hướng tới đời sống tinh thần,
rũ bỏ mọi tham sân si trên đời. Nhưng theo kinh sách nhà Phật có ghi chép lại thì Đức Chúa Ông vốn là một doanh nhân giàu có,
sau khi mộ đạo ông cũng vẫn tiếp tục theo đuổi con đường này
Vậy một Phật tử mà kinh doanh kiếm tiền thì có phải là đi ngược lại với giáo lý nhà Phật?
Lời giải đáp nằm ở 5 lý do Đức Phật dạy Đức Ông về việc phải gây dựng tài sản
Một ngày, khi Đức Phật đang ngụ tại ngôi chùa của Anathapindika,
Cấp Cô Độc đi đến đảnh lễ và ngồi xuống nghe lời khuyên trong việc làm ăn.
Đức Phật đưa ra 5 luận điểm về việc kinh doanh, xây dựng tài sản và tích lũy tiền bạc.
Thứ nhất, tài sản có được nhờ nỗ lực tinh tấn, tự bản thân cố gắng, làm ra bằng sức lao động, đôi bàn tay và khối óc,
thu về hợp pháp thì an lạc và hoan hỉ, không hề phạm lỗi gì.
Thứ hai, tiền tự kiếm này không chỉ làm cho bản thân an lạc hoan hỉ mà còn làm cho những người khác như cha mẹ vợ con,
người làm công, người xung quanh… cũng vui vẻ theo.
Thứ ba, tiền kiếm được nhờ nỗ lực cá nhân sẽ chặn đứng tai họa do làm ăn thất bát, nghèo túng, khổ sở,
giữ cho tài sản bản thân được an toàn nên càng phải làm, cố gắng làm nhiều hơn nữa.
Thứ tư, số tiền kiếm được chân chính có thể cúng hiến cho những người khó khăn nghèo khổ, mẹ góa con côi,
người tàn tật, người khách lỡ độ đường, cho linh hồn phiêu tán không nơi nương tựa, cho quốc gia và các chư thiện khác
Thứ năm, số tiền chân chính kiếm được ấy có thể cúng dường cho các vị thầy xuất gia, cho các tôn giáo tín ngưỡng, đưa đến công đức vô lượng.
Như vậy, có thể thấy Đức Chúa Ông hay Đức Ông là một vị Thần được tôn xưng trong Phật giáo. Thông qua Ngài, chúng sinh không chỉ hiểu hơn về những điển tích điển cố nhà Phật mà còn ghi nhớ sâu sắc những phẩm chất tốt đẹp, sự hướng thiện chân thành và các hoạt động từ thiện rộng rãi.
Những điều mà Đức Phật khuyên Đức Ông cũng là lời Phật dạy về tiền tài, về cách làm ăn và về thái độ đối với tài sản.
Tiền không xấu, miễn đó là tiền được làm ra chân chính và được dùng chân chính.
Thêm một lần nữa khẳng định sự vi diệu, phong phú của học thuyết Phật giáo trong tất cả các lĩnh vực đời sống ( nguồn: lịch ngày tốt .com )
- Bài viết trước đó Đúc Tượng Danh Nhân Nhà Thờ Họ Cụ Đức Thánh Trần Mạ Vàng
- Bài viết tiếp theo Bộ Hoành Phi Câu Đối Đồng Cùng Cửu Huyền Thất Tổ