Ý NGHĨA TRANH CHỮ NHẪN BẰNG ĐỒNG MẠ VÀNG 24 DÙNG TRONG BIẾU TẶNG, THỜ PHỤNG.
Người xưa thường hay nói:
"Một điều nhịn là chín điều lành" hay “chữ Nhẫn là chữ tượng vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”.
Bởi thế rất nhiều gia đình chọn cho mình chữ nhẫn bằng đồng đẹp để treo trong nhà.Đồ đồng thành phát xin tản mạn đôi điều về chữ nhẫn:
1.cách viết chữ nhẫn .định nghĩa về chữ nhẫn.
2.chữ nhẫn trong cách ứng xử .
3.chữ nhẫn trong đạo phật. các phương pháp tu chữ nhẫn
4.chữ nhẫn trong cuộc đời đại tướng võ nguyên giáp.
5.chữ nhẫn của khổng tử
6.chữ nhẫn trong thi ca
.
Cụ thể:
1.1: cách viết chữ nhẫn : Chữ Nhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên và Tâm ở dưới. Tâm( tức là trái tim) mà không chịu nằm yên thì Đao ( tức con dao) sẽ phập xuống tức thì. Chẳng vậy mà, dù hoàn cảnh có ra sao, mọi thứ như đang chống lại ,nếu chúng ta nhẫn nhịn được thì sóng yên biển lặng , mọi thứ bình yên vô sự.Bằng không, mọi việc càng trở nên phức tạp và hậu quả khôn lường.
1.2:Định nghĩa về chữ nhẫn:
Nhẫn là nhẫn nhục, là nhịn, là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình.
Nhẫn nhục là giữ thái độ hòa hiếu, hóa giải những phiền não do sự sân giận đem lại.
2.chũ nhẫn trong cách ứng xử: trong mọi mỗi quan hệ của cuộc sống nếu thiếu đi chữ nhẫn thì mọi thứ trở nên rất rắc rối:
+)trong khuôn viên gia đình:cha mẹ nhẫn nhường mỗi khi con cái sai phạm , để ôn tồn chỉ bảo.anh chị em nhẫn nhường thảo hòa.
+)trong các mỗi quan hệ bạn bè , đồng nghiệp:mọi người dẹp bớt cái tôi cá nhân, cũng có khi là chịu phần thiệt về mình để cả tập thể đi lên.
+) trong môi trường sư phạm: cần lắm một chữ nhẫn với cả người thầy và học trò.
3.1.chữ nhẫn trong đạo phật:
Trong cuộc sống thường ngày, vui vẻ an lạc tinh thần thoải mái là một mong ước lớn nhất của con người. Tuy nhiên, trong sự hối hả, bon chen của đời thường ,có rất nhiều sự việc ngoài ý muốn xảy đến , cũng có khi là do bản thân, cũng có khi là khách quan.Nhưng trên hết ,rất cần một chữ nhẫn để hóa giải mọi việc, âu cũng là để mọi thứ thuận hòa và tránh tạo nghiệp chẳng lành cho kiếp sống hiện tại, và chịu quả báo xấu về sau.
Chỉ với một chữ nhẫn mà con người sẽ dễ dàng trả hết nghiệp hơn: Theo đạo Phật sở dĩ chúng ta có mặt trong thế giới này, là do chúng ta tạo nghiệp hoặc thiện hoặc chẳng thiện, nên chúng ta sống ở đây là để trả nghiệp, cho mau hết, cho dứt để có được an vui. Vừa trả nghiệp mà vừa làm sạch nghiệp, cũng giống như vừa tu mà chỉ người khác tu, để làm thay đổi Nghiệp. Vừa nhẫn mà vừa tìm phương tiện khéo léo để họ cũng nhẫn như mình, cũng từ bi nhân từ như mình, khi đã hiểu ra thì sạch nghiệp với nhau, và sống an vui hạnh phúc đời này và đời sau
Nếu chúng ta thực hiện được chữ Nhẫn, thì bản thân rất được nhiều người thương mến, dễ gần, gia đình hạnh phúc, xã hội được tốt đẹp hơn. Bởi thế có câu:
“Học pháp nhẫn chẳng sanh oan trái
Giữ tâm không khỏi phải lụy phiền
Sống cõi đời thông thả bình yên
Hướng nẽo đạo diệu huyền trực chỉ”
3.2. Một vài phương pháp tu chữ Nhẫn
Có thể nói có vô số cách mà đức Phật dạy để chúng ta hóa giải nó. Nhưng chúng ta có thể đưa ra một vài phương pháp sau:
+) Niệm Phật:
Luôn thường xuyên niệm Phật thường ngày, chúng ta tập niệm Phật, Bồ Tát, vì lúc đó nhất tâm niệm Phật, sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp, không thèm để ý đến những sự việc bên ngoài
+) Quán tưởng:
Trong đời sống cái gì cũng có mặt tốt và xấu của nó. Khi gặp cảnh chúng ta chia làm hai phần, phần xấu thì mình quán, đây là nghiệp của họ, không ngu gì mà phải hơn thua phần này. Bên cạnh đó còn có cái tốt thì giữ cái tốt để giao lưu với họ. quán xem trong sự việc này có lỗi của mình…không đời này cũng đời quá khứ.
+) Không cố chấp:
+)Nuôi dưỡng tâm từ bi:
4. chữ nhẫn trong cuộc đời đại tướng võ nguyên giáp :
Nhắc tới người con của quảng bình đại tướng võ nguyên giáp , mỗi chúng ta đều nghĩ ngay đến một nhà cách mạng tài ba, lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu,.Mà hơn thế, ở người còn sáng bừng chữ “ nhẫn”.cả cuộc đời của người minh chứng cho một chữ nhẫn , nó không đơn thuần là sự nhẫn nhục , nhẫn nhịn.chữ nhẫn ở người là :”sự trải nghiệm , nhìn thấy tính tất yếu của lịch sử để tạo được sự bình thản trước nhiều thách đố trong thức tiễn đời sống “ (theo nhà sử học dương trung quốc có viết).chữ nhẫn ấy cùng với chữ “trí” đã tạo nên những trận đánh lẫy lừng , đã tạo nên đại tưỡng –một người con ưu tú của đất nước.
5.chữ nhẫn của khổng tử: (trích câu chuyện của khổng tử với học trò nhan uyên )
Nhan Uyên là người ham học, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử. Ngày nọ trên đường đi làm, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước của tiệm vải, anh bước đến hỏi ,mới biết đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải, chỉ nghe người mua hét lớn “3x8=23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”.
Nhan Uyên bèn đến trước mặt người mua và nói: “Vị đại ca này, 3x8=24 sao lại có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”. Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử, ngươi biết tính toán sao, muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng Phu Tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt. Đi! Ta hãy tìm ông ấy phân xử”.
- Được, nếu Khổng Tử phu nói anh sai, vậy xử lý sao? Nhan Uyên đáp.
- Người mua bèn nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Còn nếu nhà người sai thì sao?
- Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”.
Hai người đánh cược với nhau như thế và cùng đi tìm Khổng Tử.
Và câu trả lời của Khổng Tử là:
3x8=23. “Nhan Uyên! Con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem trả cho người ta đi”. Nhan Uyên trước giờ cũng chưa từng cãi lại sư phụ, thế là anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia. Nhưng hẳn nhiên là anh ta không phục và cho rằng Khổng Tử đã già, đâm ra hồ đồ nên anh ta không muốn học ông ta nữa.
Ngày hôm sau Nhan Uyên quay lại nhà thầy, lấy cớ là có việc, muốn xin nghỉ học. Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý. Và trước khi từ biệt, ông cũng không quên dặn dò Nhan Uyên hai câu:
“Ngàn năn cổ thụ không náu thân
Sát nhân không rõ, chớ động thủ”
Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to, Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng ruột bên ven đường, muốn tránh mưa, anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói “Ngàn năm cổ thụ không náu thân, Sát nhân không rõ, chớ động thủ”, anh cũng nghĩ mình nên tránh xa cái cây này. Vừa rời đi một lúc, một tiếng sét đã đánh tan cây cổ thụ kia.
Nhan Uyên kinh ngạc “Câu đầu mà Sư phụ nói đã ững nghiệm rồi sao, chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”. Về tới nhà thì trời cũng đã khuya, không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên mình để đẩy chốt cửa phòng, nơi thê tử anh đang ngủ. Khi đến bên giường ,Nhan Uyên vô cùng tức giận khi thấy đến hai người đắp chung một cái chăn, bèn giơ kiếm định chém, anh lại nghĩ đến câu thứ hai của Khổng Tử “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem. Hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh.
Ngày hôm sau Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử, liền quỳ xuống nói: “Sự phụ, hai câu người nói đã cứu 3 mạng người là con, vợ con và muội muội của con đó, sao Người lại biết trước chuyện gì sẽ xảy ra vậy?”. Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô, nóng, thầy đoán chừng sẽ có cơn mưa dông nên ta nhắc nhở con ngàn năm cổ thụ không náu thân, con lại đang mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm cho nên ta khuyên con sát nhân không rõ chớ động thủ.”
Nhan Uyên vừa bái lạy vừa nói “Sự phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể”.
Khổng Tử lại nói tiếp: "Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ học là lấy cớ, thật ra con cho rằng ta già rồi nên hồ đồ, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói 3x8=23 là đúng, vì nếu người mua kia thua thì đây là một mạng người rồi đấy, vậy con nói xem chức vụ quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”.
Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: “Sư phụ trọng đại nghĩa, coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử tưởng rằng sự phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần”. Từ đó về sau bất luận Khổng Tử đi đến đâu Nhan Uyên theo đến đó, không chịu rời sư phụ nửa bước.
6. có rất nhiều bài thơ viết về chữ nhẫn , dưới đây là một bài thơ,
BÀI THƠ: NHẪN
Tác giả: Ngạo Thiên
Nhẫn đi cho sóng biển yên
Hơn thua được mất, ưu phiền nặng mang
Nhẫn đi khắc chế hung tàn
Lấy nhân lấy đức, phục hàn chúng sanh.
Nhẫn đi cuộc sống tươi xanh
Sân si thù hận, năm canh thở dài
Nhẫn đi tức giận mới tài
Cũng là chiến thắng, tâm ta hơn người.
Nhẫn đi sẽ thấy nụ cười
Tâm tư thư thái, con người sẽ vui
Nhẫn đi cái ác đẩy lùi
Chúng sanh bình đẳng, cùng vui an lành
Nhẫn đi hờn giận quẩn quanh
Chẳng màng sân hận, tương tàn lìa xa
Nhẫn đi trời rộng bao la
Ta lùi một bước, tiến ba dặm đường.
Nhẫn đi nào phải thấp hèn
Là đức tính tốt, được khen ở đời
Nhẫn đi sẽ thấy biển trời
Bao la rộng lớn, cuộc đời hanh thông
Nhẫn đi cái ác đẩy lùi
Chúng sanh bình đẳng, cùng vui an lành
Nhẫn đi hờn giận quẩn quanh
Chẳng màng sân hận, tương tàn lìa xa
Nhẫn đi trời rộng bao la
Ta lùi một bước, tiến ba dặm đường.
Nhẫn đi nào phải thấp hèn
Là đức tính tốt, được khen ở đời
Nhẫn đi sẽ thấy biển trời
Bao la rộng lớn, cuộc đời hanh thông
Nhẫn đi tuổi thọ thêm hồng
Kiềm cơn nóng giận, trong lòng an vui.
Qua những dòng tản mạn trên , quý khách hàng hoàn toàn yên tâm chọn cho mình tranh chữ bằng đồng chữ Nhẫn để làm quà tặng , hoặc treo trong nhà.quý khách hàng có thể đến với hệ thống các cửa hàng của đồ đồng thành phát.
- Bài viết tiếp theo Ý Nghĩa Bức Tranh Thuận Buồm Xuôi Gió Bằng Đồng