Trong phong tục tập quán Việt thì hoành phi là những tấm biển đồng có hình thức trình bày theo chiều ngang treo trên cao bên ngoài các gian thờ tại đình chùa, từ đường… Thường ở trên đó khắc từ 03 đến 04 chữ đại tự.
Những bức hoành phi câu đối chữ hán treo ở đình làng thường thể hiện lòng tôn kính với bề trên, thần thánh.v.v… Được treo ở những nơi tôn nghiêm, hoành phi câu đối vừa mang tính chất nghi lễ, vừa có giá trị về nghệ thuật. Những hoành phi cổ thực sự là di sản quý báu.
Những năm gần đây, nhiều đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ của các dòng họ được trùng tu, tôn tạo hoặc xây mới ngày càng nhiều. Ngoài các hạng mục xây dựng thì không thể thiếu hoành phi câu đối, với ý nghĩa góp phần làm trang trọng hơn không gian thờ cúng.
Dưới đây là những mẫu Hoành phi tại Đình Miếu và Nhà thờ Tổ
1/万古英灵 Vạn cổ anh linh (muôn thủa linh thiêng)
2/护国庇民 Hộ quốc tí dân (bảo vệ nước, che chở dân)
3/追年前恩 Truy niệm tiền ân (tưởng nhớ ơn xưa)
4/留福留恩 Lưu phúc lưu ân (lưu giữ mãi ơn đức)
5/海德山功 Hải đức sơn công (công đức như biển rộng núi cao)
6/祭神如神在 Tế thần như thần tại (tế thần như thần đang sống)
7/事死如事生 Sự tử như sự sinh (thờ sau khi thác cũng như sau khi sống)
8/德流光 Đức lưu quang (đức độ tỏa sáng)
9/福来成 Phúc lai thành (phúc sẽ tạo nên)
10/福满堂 Phúc mãn đường (phúc đầy nhà)
11/木本水源 Mộc bản thủy nguyên (cây có gốc, nước có nguồn)
12/饮和思源 Ẩm hà tư nguyên (uống nước nhớ nguồn)
13/有开必先 Hữu khai tất tiên (có mở mang hiển đạt là nhờ phúc ấm đời xưa)
14/克昌厥后 Khắc xương quyết hậu (thịnh vượng cho đời sau)
15/光前裕后 Quang tiền dụ hậu (làm rạng rỡ đời trước, nêu gương sáng cho đời sau)
- Bài viết trước đó Mua câu đối hoành phi cho nhà thờ họ lê ở đâu Hà Nội ?
- Bài viết tiếp theo Bộ Đồ Đồng Ngũ Sắc 5 Chữ Vàng 55