Đúc tượng chân dung bằng đồng
Ngày nay Đúc tượng chân dung bằng đồng làm quà tặng người thân, đối tác, dùng trưng bày bàn làm việc, hoặc có thể dùng thay di ảnh người quá cố.
Quá trình công nghệ ngày càng phát triển, những tấm di ảnh dần thay thế những bài vị khắc tên thời trước, và bây giờ xuất hiện trào lưu mới, đúc tượng đồng thờ cúng.
Đúc tượng chân dung bằng đồng ngoài mang ý nghĩa về tâm linh, việc làm này còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc dành cho ông bà, tổ tiên. Nó chính là một món quà mà con cháu muốn dành tặng để lưu giữ muôn đời.
Chính vì thế hôm nay Đúc Đồng Thành Phát sẽ giới thiệu cho các bạn rõ hơn ý nghĩa của tượng chân dung và địa điểm để giúp bạn có thể đúc được những bức tượng đồng ưng ý nhé.
Để biết thêm thông tin về cơ sở chúng tôi, quý khách tham khảo bài viết Địa Chỉ Đúc Đồng Uy Tín Ở Hà Nội
Ý nghĩa của đúc tượng đồng chân dung?
Đúc tượng chân dung ông bà cha mẹ thể hiện sự tôn kính của con cháu với tổ tiên, một cách tưởng nhớ với lòng thành kính tôn nghiêm. Với mỗi bức tượng đồng được đúc ra đều mang ý nghĩa tri ân người được đúc tượng.
Nghệ nhân đúc tượng đồng chân dung cần có sự khéo léo, tỉ mỉ để thổi hồn vào bức tượng, làm cho bức tượng toát lên vẻ thần thái nhưng cũng rất chân thực, gần gũi.
Việc đúc tượng đồng không chỉ là một nghề mà nó còn là nét văn hóa truyền thống. Từ xưa đến nay, thờ cúng tổ tiên luôn là một nét văn hóa, một ý nghĩ tâm linh cũng như một tín ngưỡng đối với mỗi con người Việt Nam.
Hiện nay, mỗi gia đình đều có một bàn thờ trang nghiêm để tưởng nhớ về gia tiên với lòng biết ơn và kính trọng vô bờ bến. Và việc thờ phụng tổ tiên bằng tượng đồng đã phổ biến hơn trước. Nhiều gia đình đã thay việc thờ phụng tổ tiên qua ảnh bằng tượng đồng chân dung.
Thờ phụng tổ tiên bằng đúc tượng đồng chân dung bằng đồng hiện nay như một việc thể hiện đẳng cấp của mỗi gia đình, ngoài ý nghĩa về mặt tâm linh, điều này giúp gia chủ khẳng định gia thế của mình.
Quá trình đúc tượng đồng
Quá trình đúc tượng đồng được thực hiện qua nhiều bước, đầu tiên là tạo khuôn mẫu sản phẩm, tiếp đến khi đã có khuôn đúc sẽ đến quá trình nấu chảy đồng và rót vào khuôn, cuối cùng sau khi đồng đã nguội người thợ sẽ ra công lại về mặt sản phẩm và làm một số công đoạn hoàn thiện khác
Tạo tượng đúc đồng
Ở đây chúng tôi muốn nói đến những bức tượng được khách đặt hàng riêng, những mẫu tượng chân dung bằng đồng hoặc những bức tượng đồng có kích thước đặc biệt, trước khi đúc chúng ta phải tạo tượng đúc đồng, đây là quá trình các nghệ nhân sẽ tạc một bức tượng bằng thạch cao tạm gọi là bản nháp sao cho đạt yêu cầu của khách hàng. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian tùy thuộc vào việc chốt mẫu giữa khách hàng và đồ đồng Thành Phát.
Tạo khuôn đúc tượng đồng
Khi đã có tượng mẫu, chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển xuống bộ phận tạo khuôn đúc tượng đồng, tại đây việc tạo khuôn là công đoạn khó nhất trong kỹ thuật đúc tượng đồng. Bởi lẽ, bước này đòi hỏi người thợ phải có trình độ tay nghề cao, có óc sáng tạo, tính kiên nhẫn và tỉ mỉ thì mới có thể tạo ra sản phẩm tuyệt vời.
Rót đồng đúc tượng
Đồng sau khi nung chảy đều với kim loại sẽ được lấy ra đổ vào khuôn. Khi đó, khuôn đúc phải đảm bảo được duy trì nung đỏ. Quá trình rót chất liệu nóng chảy vào khuôn phải được thực hiện bởi nghệ nhân giàu kinh nghiệm, đồng đổ nhẹ nhàng và đều tay.
Ngoài ra theo yêu cầu quý khách, chúng tôi có thể dát vàng lên bề mặt tượng. Quý khách tham khảo tại bài viết Đúc Tượng Chân Dung Bán Thân Cụ Ông Dát Vàng 9999
Báo giá đúc tượng đồng
- Báo giá Đúc tượng đồng truyền thần cao 31,32 cm = 14.500.000 đ/1 pho
- Báo giá Đúc tượng chân dung bằng đồng cao 36,38 cm = 15.500.000 đ/ 1pho
- Báo giá Đúc tượng đồng chân dung bán thân cao 40,42 cm = 16.000.000 đ/1 pho.
- Báo giá đúc tượng đồng chân dung truyên thần báo thân 48,50 cm = 17.000.000 đ/1 pho
- Bài viết trước đó Cách bày trí bộ thờ cúng bằng đồng trên bàn thờ gia tiên
- Bài viết tiếp theo Bộ ngũ sự mạ vàng cao 55 cm bài trí ban thờ gian tiên