Đúc tượng Phật bằng đồng
Tượng phật bằng đồng là gì
Thờ tượng Phật là một tín ngưỡng lâu đời của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, tượng không chỉ xuất hiện trong các ngôi chùa mà tượng phật ngày nay được thờ tại gia cũng khá phổ biến, mỗi một tượg phật mang một vẻ đẹp, ý nghĩa sâu sắc. Khi một pho tượng đồng chế tác ra không thể không kể đến công lao to lớn của các nghệ nhân Đúc đồng Thành Phát đã dạy công, tâm huyết ngày đêm chế tác ra tượng phật.
Quý khách tham khảo một số mẫu tượng phật bằng đồng được đúc tại cơ sở Thành Phát tại bài viết 100 Mẫu Tượng Phật Bằng Đồng
Sự ra đời của tượng phật và nghề đúc tượng phật
- Dựa vào Kinh điển của Đại Thừa, tượng Phật được tạo thành khởi thủy do vua Ưu Điền luyến nhớ Phật Thích Ca quá mức mà bắt buộc phải tạo tượng của Phật nhằm chiêm ngưỡng cho thỏa lòng quyến luyến nhớ nhung. Vậy xưa kia tượng phật được làm từ chất liệu gì? Trong Kinh kể là những nghệ nhân khuyên vua dùng gỗ “tử chiên đàn” loại đường vân cho tới thớ gỗ đều cứng chắc mà tạo tượng Phật. Nhưng theo kinh Quán Phật Tam Muội Hải thì nói là vua tạo tượng Phật bằng vàng ròng, đúc tượng bằng kim loại.
- Tuy nhiên đoạn sau đó, khi trả lời cho Di Lặc Bồ Tát, đức Phật có nói như sau về những chất liệu làm tượng, “Di Lặc, nếu có người nào dùng tơ lụa để mà tô vẽ; hay là nấu đúc vàng, bạc, đồng, sắt, chì, thiếc các thứ; hoặc là điêu khắc gỗ chiên đàn hương v.v..; hoặc dùng những loại chân châu, vỏ ốc, gấm vóc dệt thành; hay là đất đỏ, than trắng, hay đất vữa hoặc gỗ các thứ như thế…, tùy theo khả năng mà làm tượng Phật..,” cho thấy là đức Phật cho phép làm tượng bằng bất kì chất liệu nào, tùy khả năng mình có được.
- Đến thời Lý - Trần, và các triều đại sau này như: Lê, Nguyễn nghề đúc đồng phát triển mạnh, tạo nên những sản phẩm đúc đồng hết sức đa dạng. Những thế hệ thợ đúc đồng thuộc các triều đại từ Lý - Trần về sau không chỉ sử dụng các kim loại đồng thời kỳ Đông Sơn, mà còn dùng thêm cả vàng, bạc để đúc tượng Phật quý..
- Từ xưa đến nay, nhu cầu làm tượng phật bằng đồng trở nên phổ biến và rất được ưa chuộng, rất nhiều sản phẩm tượng phật được ra đời và có mặt ở khắp mọi nơi. Nghề chế tác tượng tại Việt Nam không biết được ra đời từ thời gian nào, trải qua bao thăng trầm của lịch sử với lòng yêu nghề cùng sự gắn bó với nghề đúc tượng phật bằng đồng của các nghệ nhân tại các làng nghề truyền thống mà nghề đúc tượng phật vẫn tồn tại mãi cho đến tận hôm nay. Ngày nay nhiều bức tượng phật dưới bàn tay của các nghệ nhân đã đạt ở mức độ tuyệt mỹ về sự tinh tế cũng như độ tinh xảo, đảm bảo về yếu tố tâm linh.
Có thể bạn quan tâm: Tượng bổn sư Thích Ca Mâu Ni bằng đồng tại Hà Nội
Ý nghĩa đúc tượng Phật
- Đúc tượng phật không chỉ thể hiện tay nghề của người thợ mà còn thể hiện ý nghĩa tâm linh và công đức lớn lao cả người đúc tượng.
- Mỗi một tượng phật bằng đồng được đúc ra mang ý nghĩa văn hóa và phong thủy riêng. Ví dụ: Đúc tượng phật Di lạc với dáng vẻ mập mạp, hiền hòa, có khuôn mặt cười hả hê, với mong muốn nhận được nhiều niềm vui và mọi sự như ý. Là biểu tượng và mong muốn của sự hạnh phúc, sự vô tư, sung túc và hài hòa trong gia đình. Hay tượng Phật tổ và quan thế âm bồ tát là vị phật chuyên cứu hoá chúng sinh lầm than, mang đến phước lành cho nhân gian và dẫn con người ra khỏi sự mê muội.
- Việc tạo tượng phật bằng đồng có ý nghĩa tưởng nhớ tới các vị phật, các ngài có thành tựu vô biên công đức,trí tuệ, Ngài thường dùng các thứ công đức ấy hộ trì cho các chúng sanh có đức tin thanh tịnh, do vậy mà sự tạo tượng Phật có thể trừ diệt các thứ nghiệp ác.
Kỹ thuật đúc tượng phật bằng đồng
- Chuẩn bị nguyên liệu
- Tạo vật mẫu
- Tạo khuôn
- Nấu đồng và rót đồng
- Gỡ khuôn
- Sửa chữa và hoàn thiện, đánh bóng...
- Bài viết trước đó Lưu ý cần biết khi đúc tượng Phật bằng đồng
- Bài viết tiếp theo Mua tranh đồng phong thủy ở đâu?