💰 0963514966
🗝 Mã sản phẩm: Tượng Danh Nhân Diện Đẹp
Thông số kỹ thuật: Cao 75 cm
🏭 Xuất sứ: Đồng Thành Phát
️🛒 Tình trạng: Còn Hàng
Quét mã QR để đọc trên điện thoại
Phone
Hãy để lại SĐT, Tư vấn viên của chúng tôi sẽ gọi ngay cho bạn miễn phí!
Xem nhanh nội dung

Nơi Bán Tượng Danh Nhận Trần Quốc Tuấn Để Bàn Làm Việc Bằng Đồng Cao 75 cm - Đồng Thành Phát

tượng danh nhân trần quốc tuấn bằng đồng đẹp

Tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Cao 75 cm, diện đẹp, cơ sở Đúc Đồng Thành Phát chế tác hoàn thiện

mẫu tượng đồng Trần Quốc Tuấn đứng bục để bàn làm việc, hoặc được thờ tượng được hội mỹ thuật VN duyệt

Tượng trần quốc tuấn hun giả cổ đúc đồng đỏ tinh khiết, mẫu tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được 

rất nhiều cơ quan đoàn thể tin dùng, được ví như một biểu tượng phong thủy trấn hung khí, sát khí,.., rất tốt

cửa hàng bán tượng trần quốc tuấn bằng đồng đẹp

- Tượng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cao 75 cm khối lượng gần 30 kg được đúc thủ cho nguyên chủ tịch tỉnh cao bằng

cơ sở bán tượng đồng danh nhân trần quốc tuấn đẹp

Diện tượng đúc thủ công được truyền thần duyệt 3 lần mới được cho đi làm khuân và đúc hoàn thiện 

đại chỉ bán tượng trần quốc tuấn bằng đồng đẹp

Tượng hưng đạo đại vương trần quốc tuấn gần đây được cộng đồng hải ngoại rất tin dùng biếu tặng bạn bè đối tác làm ăn

đại chỉ bán tượng trần quốc tuấn bằng đồng đẹp

- Quý khách xem lại tượng danh nhân lỗi lạc, đức thánh Trần, anh hùng dân tộc Việt Nam thời trần 

tượng danh nhân trần quốc tuấn bằng đồng đẹp

Mẫu tượng bằng đồng đẹp Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đứng bục để bàn làm việc cao từ 42,..68,1m

tượng tiết chế quốc công trần quốc tuấn

Tượng Trần Quốc Tuấn Khảm Tam Khí Đẹp 70 cm, đứng bục được để trên bàn làm việc, biểu tượng phong rất tốt

tượng đồng mỹ nghệ tượng trần quốc tuấn đồng đỏ

Những năm gần đây trong dân thường ví biểu tượng Trần Quốc Tuấn như là biểu tượng trấn tà, trừ hung khí, sát khí.

tượng đồng trần quốc tuấn đẹp

với diện đứng bục này ra còn có các diện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cao 42 cm diện đẹp

tượng đồng mỹ nghệ trần quốc tuấn

Mẫu tượng đồng Trần Quốc Tuấn khảm tam khí " Bạc + Đồng Thau + Đồng Đỏ " tạo lên bức tượng đẹp có thần thái.

đúc tượng chân dung trần quốc tuấn

- Hình ảnh diện tượng danh nhaanh bằng đồng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cao 50 cm

tượng hưng đạo đai vương trần quốc tuấn

Tượng cao 50 cm thường được các khách hàng mua để bàn làm việc, phòng làm việc

nơi bán tượng trần quốc tuấn diện đẹp

Diện tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn bằng đồng cao 50 cm chữ chìm ăn mòn đẹp

địa chỉ bán tượng trần quốc tuấn bằng đồng

Phia sau tượng đồng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Đẹp

tượng trần quốc tuấn bằng đồng

Mẫu tượng Trần Quốc Tuấn Đúc Đồng Vàng Cát Tút Diện Cao 42 cm đẹp

tượng trần quốc tuấn bằng đồng

Tương Được Cơ Sở Đúc Tượng Đồng Thành Phát Nhờ Chuyên Gia Tạc Tượng Truyền Thần Hội Mỹ Thuật Việt Nam

tượng hưng đạo ddaijj vương trần quốc tuấn

 

Dưới đây là đôi nét về Đức Thánh Trần hay Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần anh Hùng Dân Tôc.

Trần Hưng Đạo (chữ Hán: 陳興道; ? - 20 tháng 8,năm 1300), còn được gọi là Hưng Đạo đại vương (興道大王) hay Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương (仁武興道大王) là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285 và năm 1288.

Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh ruột Hoàng đế Trần Thái Tông. Ông được sử cũ mô tả là người "thông minh hơn người". Năm 1257, ông được Trần Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, Hoàng đế Trần Nhân Tông (em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.

Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, Trần Nhân Tông chính thức gia phong ông làm Đại vương. Nhưng chức quyền đứng đầu triều đình khi đó vẫn thuộc về Chiêu Minh vương Trần Quang Khải.

Sau đó, ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300. Trước khi mất, ông khuyên Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".[1] Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.

+ Thân Thế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn:

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), con trai thứ ba của Khâm Minh đại vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột. Cho đến nay vẫn không rõ mẹ ông là ai, có một số giả thiết đó là Thiện Đạo quốc mẫu (善道國母), huý là Nguyệt, một người trong tôn thất họ Trần.[2] Do chính thất khi trước của Trần Liễu là công chúa Thuận Thiên trở thành hoàng hậu của Trần Thái Tông, nên Thiện Đạo quốc mẫu trở thành kế phu nhân.[3] Sau khi Trần Liễu mất (1251), theo "Trần triều thế phả hành trạng" thì bà Trần Thị Nguyệt đã xuất gia làm ni sư, hiệu là Diệu Hương.

Năm sinh của ông cho đến nay vẫn không rõ ràng, có tài liệu cho rằng là năm 1228, nhưng cũng có tài liệu cho là năm 1230, hay 1231, chung quy đều thiếu luận cứ chắc chắn và độ tin cậy. Nhưng điều đó cũng cho thấy khi ông sinh ra thì triều đại nhà Trần cũng vừa mới thành lập được không lâu (thành lập năm 1225).

Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột, Thụy Bà công chúa (瑞婆公主).[4] Ông quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay.[5]

Đai Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ [6].

+. Ba lần chống quân Nguyên Mông

Lần Thứ Nhất:

Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần lúc nào không rõ, chỉ biết vào tháng Chín (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông giao trách nhiệm phòng thủ biên giới trước thời điểm quân Mông Cổ xâm lược vào tháng 12 năm 1257. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 9 (1257), (Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh cho tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của Quốc Tuấn" [10].

Viết về cuộc chiến này, các bộ sử của hai bên như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Nguyên sử, An Nam chí lược đều không đề cập chi tiết gì về vai trò của Hưng Đạo vương trong các trận đánh lớn của cuộc chiến. Các ngày 12-13 tháng 12 âm lịch năm 1257 (tức 17-18 tháng 1 năm 1258), quân Mông Cổ đánh bại quân Đại Việt do vua Trần Thái Tông đích thân chỉ huy ở Bình Lệ Nguyên và Phù Lỗ. Thái Tông rời bỏ kinh đô, lui về giữ sông Thiên Mạc. Quân Mông Cổ vào Thăng Long nhưng thiếu lương thực trầm trọng, phải chia nhau đi cướp lương thực và bị chặn đánh quyết liệt. Ngày 24 tháng 12 âm lịch năm 1257 (tức 28 tháng 1 năm 1258), vua Trần Thái Tông cùng thái tử 18 tuổi Trần Hoảng ngự lâu thuyền tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đánh tan quân Mông Cổ, giải phóng Thăng Long. Chiến tranh kết thúc, Quốc Tuấn vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Theo quy chế nhà Trần, các vương hầu đều ở phủ đệ nơi hương ấp của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả". Sau chiến thắng quân Mông Cổ, vua Thái Tông nhường ngôi cho con là Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông. Thánh Tông phong em là Trần Quang Khải là Thái úy, tước Đại vương.

Lần Thứ Hai:

Tuy bị đánh bại nhưng Mông Cổ vẫn lớn mạnh ở phía bắc, thành lập nhà Nguyên và tiêu diệt Nam Tống vào năm 1279, tiếp giáp với biên giới Đại Việt. Trước sự bành trường của nhà Nguyên, nhà Trần đã đề phòng, chuẩn bị kháng cự. Trần Quốc Tuấn mở trường dạy võ, dạy con em hoàng tộc và những người tài giỏi trong nước. Ông thường đi khắp các lộ, kiểm soát các giảng võ đường địa phương, thu dụng nhiều người tài giỏi trong nước như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, Đỗ Hành...[11].

Đầu năm 1277, Trần Thánh Tông thân chinh đánh các bộ tộc thiểu số ở động Nẫm Bà La (nay thuộc Quảng Bình). Trần Quang Khải đi theo, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thượng hoàng Trần Thái Tông gọi Trần Quốc Tuấn tới, tỏ ý định lấy ông làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc. Trần Quốc Tuấn trả lời:

"Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Quang Khải. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn".
Khi Thánh Tông trở về, việc ấy lại bỏ đấy, vì hai người vốn không ưa nhau[12].

Sau đó, Trần Quốc Tuấn chủ động gạt bỏ hiềm khích với Trần Quang Khải vì việc nước. Một hôm, Trần Hưng Đạo từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Hưng Đạo thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng". Trần Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho". Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng tốt[13].

Đầu năm 1281, vua Nguyên Mông là Hốt Tất Liệt sai Sài Thung đem ngàn quân hộ tống nhóm Trần Di Ái về nước. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Sài Thung ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Thung dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu... Vua (Trần Nhân Tông) sai Trần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Thung nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Thung đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Thung cầm mũi tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Thung ra cửa tiễn ông..."[14]

Năm 1282, nhà Nguyên sai Toa Đô mang quân vượt biển đánh Chiêm Thành ở phía nam Đại Việt. Chiến tranh giữa Đại Việt với nhà Nguyên đến gần. Tháng Mười (âm lịch) năm 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai, Trần Hưng Đạo được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân. Ông chọn các quân hiệu tài giỏi, cho chia nhau chỉ huy các đơn vị quân đội. Tháng Tám (âm lịch) năm sau (1284), ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ Bình Than và các nơi hiểm yếu khác.[12]

Tháng 7 âm lịch năm 1284, nhà Nguyên sai Trấn Năm vương Thoát Hoan, A Lý Hải Nha tập trung 50 vạn quân ở hành tỉnh Hồ Quảng, dự đinh sang năm xâm lược Đại Việt. Tháng 11 âm lịch năm 1284, Trần Nhân Tông sai Trần Phủ sang hành tỉnh Hồ Quảng (Đại Nguyên) xin hoãn binh. Khi trở về, Trần Phủ báo tin Hốt Tất Liệt sai Thoát Hoan, A Lý Hải Nha lấy danh nghĩa mượn đường đánh Chiêm Thành, mang đại quân tiến vào đất Việt. Đầu năm 1285, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía bắc và vùng Thanh Hóa-Nghệ An. Hưng Đạo vương đốc các quân đánh chặn ở biên giới nhưng thất bại, quân Đại Việt bị tổn thất. Trần Hưng Đạo phải thu quân về Vạn Kiếp. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quân Đại Việt đã tan vỡ; Trần Quốc Tuấn thoát được là nhờ có Yết Kiêu kiên quyết giữ thuyền đợi chủ tướng. Sử chép rằng:[12]

"Trước đây, Hưng Đạo Vương có người nô là Dã Tượng và Yết Kiêu, đối xử rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, Dã Tượng thì đi theo. Đến lúc quan quân thu trận, thuỷ quân tan cả. [Hưng Đạo] Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói:
"Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền".
Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Vương mừng lắm, nói:
"Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng chim thường thôi".
Nói xong cho chèo thuyền đi, Kỵ binh giặc đuổi theo không kịp. Vương đến Vạn Kiếp, chia quân đón giữ ở Bắc Giang."
Thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy tấn công vào Vạn Kiếp, quân Nguyên vây quân của Trần Quốc Tuấn. Một trận thủy chiến lớn giữa 2 bên đã diễn ra. Vua Trần đã đem quân đến trợ chiến cho Trần Quốc Tuấn. Ô Mã Nhi đã không ngăn nổi quân Đại Việt rút lui. Toàn bộ quân Đại Việt rút khỏi Vạn Kiếp, Phả Lại, Bình Than về dàn trận bên bờ sông Hồng gần thành Thăng Long. Quân Nguyên tiến theo đường bộ về Thăng Long.[15]. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế "thanh dã" (vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân.

Quân xâm lược vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần. Thượng hoàng Thánh Tông lo ngại, vờ hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng"[16].

Sau trận quân Đại Việt phản công quân Nguyên không thành và việc mặt trận Thanh-Nghệ bị tan vỡ (do sự phản bội của Trần Kiện), đại quân Việt chỉ lâm vào thế bị ép từ 2 mặt Bắc-Nam. Trần Hưng Đạo đưa thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông rút về vùng bờ biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay, là nơi mà quân Nguyên chưa vươn tới. Trong hành trình rút lui, quân Đại Việt bị quân Nguyên đuổi gấp. Trước thế quân Nguyên Mông bức bách, ông đưa hai vua Trần ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn địch. Lúc ấy, xa giá nhà vua đang phiêu giạt, lại còn mối hiềm cũ của Trần Liễu, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi, chỉ chống gậy không mà đi, bởi vậy hai vua Trần và mọi người khỏi nghi ngại[17].

Khi thấy đạo quân của Toa Đô đã rời Thanh Hóa tiến lên đóng ở Trường Yên (Ninh Bình), ngày 7 tháng 4 năm 1285, Trần Hưng Đạo lại đưa 2 vua Trần cùng đại quân vượt biển vào Thanh Hóa, thoát khỏi thế bị kìm kẹp của đối phương.[18] Hàng loạt tông thất nhà Trần ra hàng quân Nguyên như hoàng tử Trần Ích Tắc, các hoàng thân Trần Lộng, Trần Kiện.

Tháng 5 (dương lịch) năm ấy (1285), ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với quân Nguyên, các cánh quân Đại Việt do Trần Hưng Đạo cùng Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật chỉ huy thắng lợi ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp,... quân dân Đại Việt đã tiến vào Thăng Long, Thoát Hoan bỏ chạy. Trần Hưng Đạo và anh là Hưng Ninh vương Trần Quốc Tung dẫn hơn 2 vạn quân tấn công quân Nguyên ở bờ Bắc sông Hồng. Quân Nguyên đại bại rút chạy về phía Bắc.[19]. Quân Đại Việt do con Trần Hưng Đạo là Trần Quốc Hiến (Trần Quốc Nghiễn) chỉ huy truy kích đến tận biên giới, quân Nguyên phải giấu Thoát Hoan trong ống đồng để chạy trốn[20]. Trong cuộc chiến này, quân Đại Việt giết được tướng Nguyên là Toa Đô và Lý Hằng.

+ Lần Thứ 3:

Tháng 3 âm lịch năm 1286, hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt sai Thượng thư tỉnh Áo Lỗ Xích (Auruyvci), Bình chương sự Ô Mã Nhi (Omar) huy động 50 vạn quân, rồi sai hành tỉnh Hồ Quảng đóng 300 thuyền chiến, định đến tháng 8 hội quân ở Khâm Châu, Liêm Châu. Hốt Tất Liệt còn sai quân ba hành tỉnh Giang Chiết, Hồ Quảng, Giang Tây chuẩn bị đánh Đại Việt, mượn danh nghĩa đưa phản thần nhà Trần là Trần Ích Tắc về làm An Nam Quốc vương. Tháng 6 âm lịch, vua Trần Nhân Tông xuống chiếu cho vương hầu, tôn thất chiêu mộ binh sĩ. Nhà vua hỏi Hưng Đạo vương:[21]
 
"Thế giặc năm nay thế nào?".[21]
Trần Quốc Tuấn trả lời:[21]
 
“ Nước ta thái bình lâu ngày, dân không biết việc binh. Cho nên, năm trước quân Nguyên vào cướp, thì có kẻ đầu hàng chốn chạy. Nhờ uy tín của tổ tông và thần võ của bệ hạ, nên quét sạch được bụi Hồ. Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc chiến trận, mà quân nó thì sợ phải đi xa. Vả lại, chúng còn nơm lớp cái thất bại của Hằng, Quán không còn chí chiến đấu. Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn. ”
— Trần Quốc Tuấn
Vua Trần Nhân Tông cử Hưng Đạo vương thống lĩnh vương hầu luyện tập binh sĩ, sửa sang khí giới, đóng thuyền chiến. Tháng 2 âm lịch năm 1287, nhà Nguyên điều động quân Mông Cổ, quân Hán Nam (người Hán ở miền Nam Trung Quốc), quân 3 hành tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, quân Vân Nam, quân người Lê ở 4 châu ngoài biển, chia làm nhiều cánh tràn vào Đại Việt. Vạn hộ Trương Văn Hổ dẫn quân thủy chở 70 vạn thạch lương theo sau. Hốt Tất Liệt còn lập Chinh Giao Chỉ hành thượng thư tỉnh do Bình chương sự Áo Lỗ Xích, các Tham tri chính sự Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đứng đầu; cơ quan này phải chịu sự sai khiến của Thoát Hoan. Các quan Đại Việt xin bắt tráng đinh sung quân để quân đội đông hơn, nhưng Hưng Đạo Vương không đồng ý:[21]
 
“ Quân quý ở tinh nhuệ, không quý ở số đông. Dẫu đến 100 vạn quân mà như Bồ Kiên thì cũng làm gì được? ”
— Trần Quốc Tuấn
Ngày 14 tháng 11 âm lịch 1287, Trịnh Xiển báo tin cánh quân Vân Nam của Nguyên đánh ải Phú Lương. Trần Nhân Tông hỏi Hưng Đạo vương: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Ông vẫn quả quyết: "Năm nay đánh giặc nhàn".[21] Lần này biết nhà Trần đã phòng bị ở Thanh - Nghệ, Thoát Hoan tiến thẳng vào từ phía bắc và đông bắc. Sau những cuộc đụng độ bất lợi ở biên giới, quân Đại Việt rút lui. Khác với lần trước, Trần Hưng Đạo không bỏ kinh đô mà tổ chức phòng thủ ở Thăng Long. Tháng 2 năm 1288, quân Nguyên đánh thành, quân Đại Việt nấp trong thành bắn tên đạn ra. Trần Quốc Tuấn sai Trần Cao vài lần đến trại Thoát Hoan xin giảng hoà, nhưng ban đêm thường kéo ra từng toán nhỏ đánh lén vào trại quân Nguyên, đốt phá lương thực rồi rút lui. Thoát Hoan điều quân ra ngoài truy kích, nhưng quân Đại Việt thường ẩn nấp khó phát hiện ra[22]. Quân Nguyên bao vây tấn công vài lần không có kết quả, cuối cùng phải rút lui.
 
Trong khi đó, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bị Trần Khánh Dư chặn đánh tiêu diệt ở Vân Đồn. Thoát Hoan bỏ Thăng Long về hành dinh Vạn Kiếp. Do bị thiếu lương và bệnh dịch, Thoát Hoan buộc phải rút lui, một ngả của thủy quân do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy, một ngả của bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy. Trần Hưng Đạo bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức chiến trường tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng Tư (âm lịch) năm Mậu Tý (1288), bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và Tích Lệ Cơ. Thoát Hoan dẫn quân bộ tháo chạy theo đường Lạng Sơn, dọc đường bị quân Việt đón đánh khiến "quân sĩ mười phần, tổn hại mất 5, 8 phần"[23].

+ Trận Bạch Đằng Giang:

Đây là trận đánh nổi bật nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba, mang tính chất khẳng định cũng là lần cuối cùng quân Nguyên - Mông xâm lược Đại Việt.

Thuỷ quân Nguyên vốn không biết về chu trình thuỷ triều của sông. Trước ngày diễn ra trận đánh quyết định này, ông đã đoán tuyến đường tháo chạy của địch và nhanh chóng cho quân cắm cọc gỗ vót nhọn ở đáy sông, tạo thành thế trận cọc ngầm độc đáo giống như hồi thời Ngô Quyền, Lê Hoàn. Khi Ô Mã Nhi cho quân vào sông, nước còn lên cao che hết cọc gỗ, Hưng Đạo vương cử các tàu nhỏ ra đánh rồi giả vờ thua chạy. Quân Đại Việt vừa rút lui, vừa đánh trả. Khi nước xuống, toàn bộ thủy quân Nguyên bị mắc kẹt. Ngay lập tức, Hưng Đạo vương sai tướng Nguyễn Khoái tung quân Thánh dực đánh lớn, phá tan quân Nguyên. Thượng hoàng Thánh Tông, vua Nhân Tông cũng đưa đại quân tiếp chiến, quân Nguyên bị giết tại trận nhiều vô kể, theo Đại Việt Sử ký Toàn thư: "nước sông do vậy đỏ ngầu cả". Cuối cùng, 400 thuyền Mông-Nguyên bị đốt cháy hết. Nội Minh tự Đỗ Hành bắt 2 tướng Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Ngọc dâng Trần Thánh Tông.[24]                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      Nguồn: https://vi.wikipedia.org

 

- Xem thêm tượng phật bằng đồng tại đây

Xem video trực tiếp một mẫu Tượng Danh Nhân Trần Quốc Tuấn bằng đồng mạ vàng 24k cao cấp tại cơ sở chúng tôi: 

- Bài viết trước đó Địa Chỉ Bán Tranh mặt Trống Đồng Ăn Mòn Đẹp bán Tại Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn

- Bài viết tiếp theo Nơi Đúc, Cơ Sở, Địa Chỉ Uy Tín Đúc Tượng Chân Dung Đồng Bán Thân Đẹp Giá Rẻ Tại Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, TP.HCM

Hệ thống cửa hàng

Đồ Đồng Thành Phát

🏠 Trụ sở tại Hà Nội:

☑️ 311 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

☑️ 105 Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy, Hà Nội

🏠 Trụ sở tại Đà Nẵng: 

☑️ 129 Nguyễn Tri Phương, Thanh Khê, Đà Nẵng

🏠 Trụ sở tại TP Hồ Chí Minh: 

☑️ Số 139 Kinh Dương Vương, P12, Q 6, TP. Hồ Chí Minh

☑️ Số 44 đường Đồng Tâm - Xã Trung Chánh - Hóc Môn

🏭  Xưởng đúc: Lộng Thượng, Văn Lâm, Hưng Yên

🏭  Xưởng đúc: Ý Yên, Nam Định

🏭  Xưởng đúc: Đại Bái, Bắc Ninh

📞 0963.514.966 - 0963.523.786

Cam kết

  • Chuyên hàng cao cấp, chất lượng
  • Nói không với hàng chợ, hàng kém chất lượng
  • Đúc hoàn toàn thủ công bằng đồng cao cấp
  • Chất lượng hàng đầu, Không han gỉ, bong tróc, oxi hóa