Bộ đồ thờ cúng bằng đồng bộ ngũ sự, tam sự trên ban thờ
Với mỗi người Việt Nam, ban thờ là nơi thờ cúng gia tiên, tưởng nhớ tổ tiên và là nơi trang nghiêm tôn kính nhất. Tổ tiên được ví như cây đại thụ, con cháu được ví như cành lá, gốc có tốt thì cành lá mới sum xuê, mỗi người dù đi xa đi chăng nữa vẫn sẽ nhớ về cuội nguồn. Tục thờ cúng gia tiên từ đời này qua đời khác chính là sự ghi nhớ công ơn của các đấng sinh thành, đồng thời mong được che chở “phù hộ độ trì” cho gia chủ luôn gặp may mắn và tài lộc.
Tùy theo văn hóa vùng, miền và điều kiện cụ thể của mỗi gia đình mà bàn thờ có thể to, nhỏ, cách bài trí cũng có nét khác biệt. Tuy nhiên vẫn có những nguyên tắc chung trong cách bài trí và sử dụng đồ thờ cúng, như: bàn thờ phải hội tụ đủ ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; tết nhất là phải có mâm ngũ quả; sử dụng hoành phi, câu đối, tam sơn, tam sự… trong thờ cúng sẽ đảm bảo hài hòa về phong thủy cũng như thẩm mỹ và mang tới nguồn tài lộc dồi dào cho gia chủ.
Bộ Đồ Thờ Ngũ Sự Bằng Đồng Trên Ban Thờ Gia Tiên gồm có: Đỉnh đồng, đôi chân nến bằng đồng, Đôi hạc đứng trên lưng rùa bằng đồng. Bộ tam sự bằng đồng gồm có đỉnh đồng + đôi chân nến đồng hoặc đỉnh đồng + đôi hạc đứng trên lưng rùa đồng.
Hình ảnh bộ ngũ sự bằng đồng khảm ngũ sắc cao 55cm
Ý nghĩa của Bộ đồ thờ bằng đồng trên ban thờ:
Đỉnh đồng: Một đỉnh đồng để trên ban thờ bao gồm: đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai mây. Đỉnh gồm ba chân trụ vững chãi đứng trên đế. Phần bụng đỉnh phình ra hình bầu dục cân đối, bụng đỉnh được đôi bàn tay tài hoa khéo léo của người nghệ nhân chạm khắc hình ảnh cao quý song long trầu nguyệt, hay những dòng chữ hán mong muốn sự hòa thuận, phúc đức bình an ” Phúc Lộc Thọ Khang Linh”. Phía trên nắp đỉnh có một con nghê ngự uy nghi, bệ vệ. Dân gian xưa lấy hình ảnh con nghê là một động vật thần thoại là biến thể từ sư tử và chó dữ với mong muốn gia chủ được bảo vệ, trong gia đình luôn có một con vật để trông nhà. Hai đỉnh mao rồng tai mây ôm lấy phần bụng đỉnh hài hòa đối xứng, góp phần tạo nên cho đỉnh đồng sự cao quý và linh thiêng.
Đỉnh Đồng đốt trầm hương và các thảo dược quý khác trong lư hương giúp hương trầm thơm lan tỏa trên bàn thờ và trong phòng thờ . Theo tâm linh mùi hương trầm thể hiện lòng thành kính của người còn sống với người đã khuất, và khiến cho không gian thờ cùng trở nên thanh tịnh, tinh khiết hơn. . Theo dân gian xưa, hương thơm của trầm là sự thể hiện lòng thành của con cháu, một mùi hương của sự thanh khiết và cao quý. Người xưa quan niệm rằng bộ đỉnh đồng tạo thế kiềng vững chắc nhằm chấn hưng cho không gian thờ cúng. Khi trầm hương được đốt trong đỉnh đồng sẽ tạo ra một hương thơm ấm cúng cho gian phòng. Hương thơm ấy có thể thanh lọc khí, giúp hóa giải hung khí và tăng thêm cát khí đối với gia chủ. Cũng chính vì vậy, người Việt ta rất thích đốt trầm hương ở đỉnh đồng trên ban thờ gia tiên.
Đôi chân nến đồng: Chân nến thờ bằng đồng đúc tinh xảo hình tứ linh, mặt hổ phù, họa tiết nổi chân từng chi tiết tạo nên sự hài hòa, cân đối của cây nến với các sản phẩm đồ đồng khác. Chân nến thờ bằng đồng được đúc thành 3 phần: phần chân đế loe vững trãi, ở giữa là bát nến, lắp ở trên miệng rộng dùng để cốc nến hoặc cắm nến cây. Kích thước của đôi chấn nến phụ thuộc vào chiều cao của đỉnh đồng và kích thước của ban thờ. Đôi chân nến thường được đặt hai bên của đỉnh trên ban thờ, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa mang ý nghĩa thẩm mỹ cao. Trên ban thờ gia tiên không thể thiếu ánh sáng hay còn gọi là hành Hỏa với đôi chân nến để thắp vào các dịp lễ tết. Đôi chân nến có một bên là âm - Nguyệt, một bên là Dương – Nhật, Có Âm – Dương, có Nhật – Nguyệt thì sẽ làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Bộ đồ thờ cúng bằng đồng bộ tam sự đỉnh nến
Đôi hạc đứng trên lưng rùa bằng đồng: Hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện sự hài hòa giữa trời đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên, hạc cũng là loài vật tượng trưng cho trường thọ, biểu thị cho khát vọng trường tồn, biểu tượng của may mắn. Rùa là loài vật sống ở dưới đất, trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa, nó không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng.Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp học vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thủy và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nan giữa những người bạn tốt. Chính vì thế, khi hạc đứng trên lưng rùa đồng thành một cặp là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương.
Bộ đồ thờ cúng đồng bộ tam sự đỉnh hạc
Việc thờ cúng gia tiên trong mỗi gia đình cũng rất quan trọng và được chú trọng để mang đến tài lộc và may mắn cho gia chủ. Bộ thờ cúng trên ban thờ gia tiên được làm bằng rất nhiều các chất liệu khác nhau nhưng bộ thờ cúng ngũ sự, tam sự được làm bằng đồng rất được ưa chuộng mang thẩm mỹ cao và ý nghĩa trong phong thủy. Để hiểu rõ về cách bài trí cũng như ý nghĩa của bộ đồ thờ ngũ sự, tam sự bằng đồng trong phong thủy hãy liên hệ với chúng tôi địa chỉ bán bộ ngũ sự, tam sự thờ cúng bằng đồng đẹp uy tín để được tư vấn cụ thể:
- Bài viết trước đó Ý Nghĩa Bức Tranh Thuận Buồm Xuôi Gió Bằng Đồng
- Bài viết tiếp theo Cách bài trí và ý nghĩa của bộ đồ thờ bằng đồng trên ban thờ gia tiên